MACD là gì? Chia sẻ cách sử dụng MACD trong chứng khoán

MACD là gì? Chia sẻ cách sử dụng MACD trong chứng khoán

MACD được biết đến là chỉ báo giao dịch được ứng dụng trong phân tích kỹ thuật giá chứng khoán. Chúng được Gerald Appel tạo ra vào những năm 1970 và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên lĩnh vực đầu tư kỹ thuật. Để hiểu rõ hơn về MACD là gì? Cách sử dụng MACD trong đầu tư chứng khoán? Mời các trader mới click ngay vào bài viết này của SanForex.win để được cung cấp đầy đủ thông tin.

MACD là gì? Chia sẻ cách sử dụng MACD trong chứng khoán
MACD là gì? Chia sẻ cách sử dụng MACD trong chứng khoán

MACD là gì?

MACD là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Moving Average Convergence. Dịch sang tiếng Việt, chúng có nghĩa là chỉ số trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây chính là chỉ báo kỹ thuật được dùng để thực hiện giao dịch theo xu hướng.

Hiểu đơn giản thì MACD chính là bộ giao động được sử dụng nhằm mục đích xác định điểm mua hoặc bán tại vùng giá tốt theo tính chất tâm lý thị trường. MACD được thiết kế để chỉ thay đổi về hướng đi, sức mạnh, động lượng, thời gian của một xu hướng tại giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư muốn xác định rõ đường MACD, bắt buộc phải dựa trên độ chênh lệch hai đường trung bình động là 26 và 12 ngày.

Công thức và cấu tạo chỉ báo MACD

Công thức tính MACD cực kỳ đơn giản, các nhà đầu tư chỉ cần thực hiện:

MACD = EMA(12) – EMA (26). Trong đó:

  • EMA(12) và EMA (16) chính là giá trị trung bình động chu kỳ 12 và 26 ngày.
  • Trường hợp giá trị trung bình động 12 ngày cao hơn so với 26 ngày sẽ được quy định MACD dương.
  • Nếu giá trị trung bình động 12 ngày thấp hơn 26 ngày sẽ được quy định MACD âm.

Hiện tại, chỉ báo MACD được chia làm 4 đường thời gian. Chúng được chia làm 3 chuỗi cơ bản sau:

  • Đường MACD = EMA(12) – EMA(26).
  • Đường tín hiệu = EMA(9) tại đường MACD.
  • Histogram = Đường MACD – đường Signal. Chính là biểu đồ thể hiện rõ được sự phân kỳ, hội tụ giữa hai chỉ số MACD và Signal.
  • Bên cạnh đó còn có đường zero, đây là đường tham chiến để trader đánh giá xu hướng thị trường mạnh hoặc yếu.
Hiện tại, chỉ báo MACD được chia làm 4 đường thời gian
Hiện tại, chỉ báo MACD được chia làm 4 đường thời gian

Hướng dẫn chi tiết cách đọc chỉ báo MACD

Sau khi nắm rõ khái niệm MACD là gì? Mời các nhà đầu tư mới cùng với SanForex.win điêm  qua cách dọc đường chỉ báo MACD. 

MACD tập hợp đầy đủ các sự hội tụ, phân kỳ từ 2 đường trung bình động. Chúng xảy ra khi đường trung bình động di chuyển về phía nhau. Đồng thời sự phân kỳ sẽ xảy ra khi chúng di chuyển rời xa nhau. Các nhà đầu tư sẽ căn cứ vào đặc điểm đó nhằm xác định xu hướng thị trường. Qua đó đưa ra chỉ lệnh giao dịch hiệu quả nhất. Cụ thể:

  • Trong quá trình hội tụ xảy ra, tức EMA(12) và EMA(26) xích lại nhau. Lúc này, MACD sẽ nhanh chóng tiến gần đến đường zero.
  • Trong trường hợp MACD cắt lên đường Zero, thời điểm này MACD sẽ chuyển từ phần âm sang phần dương. Phần đường EMA(12) nằm ngay trên EMA(26). Lúc này, giá trị đường MACD sẽ bắt đầu tăng lên trong khi EMA ngắn phân kỳ với đường EMA dài. Tức thị trường đang đà tăng.
  • Nếu MACD cắt xuống đường zero, đặc biệt MACD chuyển từ phần dương đến phần âm. Ngay lập tức, EMA 12 ngày sẽ di chuyển xuống dưới EMA 26 ngày. Còn giá trị âm MACD tăng lên nếu EMA ngắn hơn phân kỳ xa hơn so với EMA dài hơn. Tức thị trường đang trên đà từ giảm lên mạnh.

Chia sẻ cách sử dụng chỉ số MACD

Nếu nhà đầu tư quyết định chỉ dùng chỉ số MACD khi giao dịch. Có thể chọn 1 trong 3 trường hợp sau:

Giao dịch khi đường Signal và MACD cắt nhau

  • Nếu đường MACD nhanh chóng cắt xuống đường Signal: Thị trường giao dịch đang có xu hướng giảm và nhà đầu tư cần đặt lệnh bán.
  • Nếu đường MACD nhanh chóng cắt lên đường Signal: Thị trường giao dịch được đánh giá đang trên đà tăng. Trader nên cân nhắc việc vào lệnh mua.

Thực hiện giao dịch histogram từ âm sang dương và ngược lại

  • Trường hợp biểu đồ Histogram chuyển từ phần âm sang phần dương. Tức thị trường đang trên đà tăng và nhà đầu tư nên chọn lệnh tăng.
  • Trường hợp biểu đồ Histogram chuyển từ phần dương sang phần âm. Tức thị trường giảm và trader nên đặt lệnh bán. 
Thực hiện giao dịch histogram từ âm sang dương và ngược lại
Thực hiện giao dịch histogram từ âm sang dương và ngược lại

Thực hiện giao dịch khi MACD chuyển từ âm sang dương và ngược lại

Nếu dùng MACD trong giao dịch, trader cần lưu ý về sự tương quan giữa hai đường zero và MACD. Cụ thể:

  • Trường hợp MACD cắt đường zero từ phía dưới lên. Tức thị trường giao dịch lúc này có dấu hiệu tăng giá và trader nên đặt lệnh mua.
  • Trường hợp MACD cắt đường zero từ phía trên xuống. Tức thị trường giao dịch lúc này có dấu hiệu giảm giá và trader nên cân nhắc lệnh bán.

Tổng kết

Như vậy là các bạn vừa mới cùng với chúng tôi khám phá xong chỉ số MACD là gì? Đồng thời hiểu hơn về đặc điểm và cách sử dụng MACD trong đầu tư kỹ thuật. Phụ thuộc vào phong cách, sở thích của mỗi nhà đầu tư, họ sẽ dùng công cụ giao dịch khác nhau. Trong đó, nhiều nhà đầu tư đã kết hợp MACD với các chỉ báo khác để tăng hiệu quả giao dịch. Mọi thắc mắc của trader về thị trường chứng khoán, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được hỗ trợ.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

sanforexwin-logo

Sanforex.win là trang web đánh giá mức độ uy tín của các sàn giao dịch Forex trên thế giới. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực giao dịch Forex và CFD. Top 10 sàn Forex uy tín được chúng tôi xếp hạng tại đây dựa trên nhiều yếu tố quan trọng mà chúng tôi đúc kết qua quá trình hơn 10 năm tham gia lĩnh vực này.

Cảnh báo rủi ro

Giao dịch trên thị trường tài chính mang lại rủi ro. Hợp đồng Chênh lệch ( 'CFDs') là các sản phẩm tài chính phức tạp được giao dịch ký quỹ. Giao dịch CFD mang một mức độ rủi ro cao từ đòn bẩy có thể giúp có lợi thế và bất lợi của bạn. Kết quả là, CFDs có thể không phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư bởi vì bạn có thể mất tất cả vốn đầu tư của bạn. Bạn không nên mạo hiểm vượt quá mức bạn chấp nhận mất. Trước khi quyết định giao dịch, bạn cần đảm bảo rằng bạn hiểu những rủi ro liên quan đến tính đến mục tiêu đầu tư của bạn và mức độ kinh nghiệm.

© 2022 SanForex.Win | Đã đăng ký bản quyền.

SanForex.win
Logo